Nghề HR là gì? Khó khăn và thuận lợi của nghề HR

HR là thuật ngữ chỉ về các thành viên, người phụ trách hoạt động liên quan đến quản trị nguồn nhân lực. Bài viết dưới đây giúp các bạn tìm hiểu thông tin về nghề HR là gì? Công việc của ngành này như nào? Hãy cùng tìm hiểu thông tin bên dưới nhé.

Nội dung tóm tắt

1. Nghề HR là gì?

HR là viết tắt từ Human Resources, dịch ra ngành quản trị nhân sự. Công việc của HR liên quan đến hoạt động tuyển dụng, lên kế hoạch triển khai chính sách phù hợp nhằm duy trì nguồn nhân lực cho công ty. Đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực cá nhân, phòng ban để hoàn thành công việc hiệu quả nhất.

Nghề HR bất kỳ doành nghiệp nào cũng cần
Nghề HR bất kỳ doành nghiệp nào cũng cần

Thuật ngữ HR được đưa vào sử dụng trong thập niên 60 của thế kỷ 20 kể từ khi các công ty bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong thời gian hình thành và phát triển của mình.

2. Các công việc trong ngành HR

Nghề HR sẽ đảm nhiệm những công việc bên dưới đây:

– Tuyển dụng nhân sự mới cho công ty gồm những hoạt động như tìm kiếm ứng viên, tiến hành phỏng vấn, đồng thời chuẩn bị thủ tục để ứng viên thử việc.

– Chuẩn bị hợp đồng, bảo hiểm xã hội, và thực hiện chế độ đãi ngộ cho các nhân viên mới.

– Thực hiện nhiệm vụ đánh giá năng lực cho nhân viên trong công ty qua KPI hoặc đánh giá theo hiệu suất công việc nhằm luân chuyển nhân sự phù hợp và đề xuất thăng tiến tăng lương.

– Lên kế hoạch đào tạo, phát triển, đề xuất chế độ đãi ngộ để giữ chân người tài, tổ chức hoạt động gắn kết nhân viên trong công ty, xây dựng văn hóa doanh nghiệp với quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong công ty. Đó là mục tiêu lớn mà phòng ban nhân sự trong các công ty đều hướng nhằm giúp cho doanh nghiệp và công ty phát triển bền vững.

>>> Tham khảo thêm: Nghề BA là gì? Kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết với nghề BA

3. Ngành nhân sự HR được chia thành 2 mảng chính

3.1. Quản trị nhân sự thực hiện công tác quản lý hành chính và chính sách lao động.

3.2. Quản trị nguồn nhân lực mang tính chiến lược lâu dài hơn gồm phát triển nhân tài và chiêu mộ, xây dựng cơ chế đánh giá nhân viên. Các công việc cụ thể gồm: tìm kiếm và tuyển chọn ứng viên đang tìm việc làm; Tư vấn chiến lược nhân sự; Tư vấn quảng cáo tuyển dụng.

4. Một số khó khăn và thuận lợi trong ngành HR

4.1. Những thuận lợi trong ngành HR

Làm việc trong ngành nhân sự sẽ mở ra cơ hội cho bạn được tiếp xúc với nhiều người có tính cách và định hướng nghề nghiệp khác nhau. HR có vai trò quan trọng khi tuyển chọn nhân sự đào tạo giúp nhân viên với tổ chức phát triển bền vững. Đây là mục tiêu to lớn mà bất kỳ người làm nhân sự nào cũng hướng đến.

HR nhận được tình cảm yêu mến của nhân viên trong công ty nếu như các chính sách và đề xuất bạn đưa ra tác động tích cực đến nhân viên và công ty hoạt động hiệu quả.

Các công việc liên quan đến nghề HR hiện nay
Các công việc liên quan đến nghề HR hiện nay

Nếu làm việc trong ngành này mang đến cơ hội được đảm nhiệm vai trò cực kỳ quan trọng gồm quản lý nguồn nhân lực, quản lý và tuyển chọn người tài năng nhằm đóng góp lớn cho sự phát triển của công ty.

4.2. Khó khăn của nghề HR

Nghề nhân sự phải cân nhắc sự cân bằng hài hòa về lợi ích người sử dụng lao động với người lao động. Đó là công việc hàng ngày mà người làm trong ngành phải đối mặt. Để thực hiện được việc đó, đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn, khéo léo nhằm đưa ra đề xuất giải quyết vấn đề hiệu quả.

HR sẽ phải thường xuyên nghe phàn nàn về những chính sách phúc lợi, lương bổng dù cho đó là tổ chức lớn hay nhỏ, mức lương trung bình hay cao hơn mặt bằng chung. Ngoài ra, còn có thể đối mặt với những vấn đề như nhân viên đình công, nghỉ việc, năng suất làm việc kém. Điều đó khiến cho bạn liên tục tổ chức  tìm kiếm sàng lọc, tuyển dụng ứng viên phù hợp là thách thức không nhỏ đối với người làm nhân sự.

Người sử dụng lao động luôn có mong muốn nguồn nhân lực chất lượng, được đào tạo trong thời gian ngắn vừa để tăng lợi nhuận, cắt giảm kinh phí. Dẫu vậy, việc đào tạo con người đòi hỏi có thời gian và chiến lược cụ thể không mang lại kết quả ngay trong một sớm một chiều. Không khó hiểu khi nhiều người cho rằng Nhân sự là nghề “làm dâu trăm họ”.

>>> Tham khảo thêm: Bệnh nghề nghiệp là gì? Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm

5. Sinh viên mới ra trường hay chưa có kinh nghiệm thì đảm nhiệm vị trí ngành HR nào phù hợp?

5.1. Vị trí HR Admin( Hành chính)

Công việc đối với HR Admin chủ yếu liên quan đến những giấy tờ hợp đồng lao động, chứng nhận, bằng khen, và quản lý các tài sản nằm trong phúc lợi cung cấp cho nhân viên( máy tính, xe đi lại, …), một số báo cáo về việc kiểm kê tài sản.

5.2. Vị trí tuyển dụng

Vị trí tuyển dụng thường xuyên phải trao đổi với các cấp quản lý, phòng ban để nắm được nhu cầu và chất lượng nhân sự mà tổ chức cần tuyển. Vị trí này đảm nhiệm công việc như tìm kiếm, sàng lọc các CV xin việc để tìm được ứng viên phù hợp, lên lịch phỏng vấn trực tiếp thực hiện một số bài kiểm tra năng lực ứng viên để tìm ra nhân sự phù hợp mà công ty đang cần. Sau đó hãy báo cáo tình hình tuyển dụng, cung cấp thông tin về quyền và nghĩa vụ với định hướng cho nhân viên mới.

5.3. Vị trí tính lương

Vị trí tính lương có nhiệm vụ quản lý hệ thống tính toán lương dựa trên năng lực với chính sách của công ty cho các nhân viên bao gồm: nhân viên hợp đồng, nhân viên mới, nhân viên nghỉ việc, nghỉ do bệnh tật, số giờ nghỉ phép, làm thêm giờ, làm ca đêm, làm cuối tuần, phúc lợi kèm thêm…

Bài viết trên đây sẽ giúp bạn giải đáp thông tin về nghề HR là gì? Công việc chính của nghề HR hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức liên quan nhé. Chúc bạn thành công!

Rate this post

Post Author: Hang Nguyễn