Bệnh nghề nghiệp là gì? Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm

Bệnh nghề nghiệp là gì? Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp để được hưởng chế độ lao động là gì? Những câu hỏi này sẽ được chúng tôi giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây nhé.

Bệnh nghề nghiệp phát sinh do điều kiện lao động có hại tác động đến người lao động. Trong đó, chỉ có một số bệnh nghề nghiệp được liệt kê theo quy định của Bộ Y Tế chủ trì phối hợp với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Thông tin chi tiết này sẽ có trong bài viết dưới đây nhé.

Nội dung tóm tắt

1. Bệnh nghề nghiệp là gì?

Bệnh nghề nghiệp là bệnh lý đặc trưng hay liên quan đến nghề nghiệp. Nguyên nhân là do một số tác hại lâu dài, thường xuyên của điều kiện lao động không tốt. Khái niệm đó ngăn ngừa lĩnh vực an toàn với vệ sinh lao động. Từ khi có lao động, bệnh nghề nghiệp đã xuất hiện và gây ảnh hưởng không nhỏ đến người lao động.

Bệnh nghề nghiệp trong danh mục được hưởng bảo hiểm
Bệnh nghề nghiệp trong danh mục được hưởng bảo hiểm

Người không may bị bệnh nghề nghiệp sẽ được khám sức khỏe định kỳ, điều trị chu đáo và phải có hồ sơ sức khỏe riêng biệt.

Do vậy, bệnh nghề nghiệp không phải là những bệnh lý mang tính bẩm sinh thông thường hay từ môi trường sống, điều kiện sống tự nhiên, xã hội mà xuất phát từ môi trường làm việc, những yếu tố “nghề nghiệp”. Cụ thể, bệnh nghề nghiệp là những bệnh lý do những yếu tố độc, hại của nghề tác động đến cơ thể, qua những khí quan gây bệnh, trường hợp bị tích tụ trong thời gian dài gây bệnh (việc tích tụ bụi phổi, carbon, silicat lâu năm là yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư, tiếp xúc TNT nhiều năm gây đục thuỷ tinh thể mắt…), trường hợp bị phát bệnh nhanh chóng như nhiễm trùng nghề nghiệp, nhiễm độc…đều gây hại cho sức khỏe.

Tuy nhiên, không phải tất cả các bệnh có nguồn gốc từ nghề nghiệp được pháp luật công nhận là bệnh nghề nghiệp. Theo đó, cũng đã có sự phân biệt giữa bệnh  nghề nghiệp pháp định và bệnh nghề nghiệp y khoa.

Bệnh nghề nghiệp được hiểu là bất kỳ bệnh nào phát sinh từ nghề nghiệp, lĩnh vực công việc cụ thể. Các căn bệnh đó là kết quả của những yếu tố hóa – sinh học, tâm lý, thể chất trong môi trường làm việc hay phải trong quá trình làm việc. (Theo Britannica)

Một số nghiên cứu cho thấy, số lượng và bệnh nghề nghiệp thực tế nhiều hơn bệnh được pháp luật quy định nhằm thực hiện chế độ đối với người lao động. Bởi vậy, trong điều luật đó, Bộ luật Lao động quy định các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định bệnh nghề nghiệp. Sau đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ lấy ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với tổ chức đại diện của người sử dụng lao động cùng các cơ chế phối hợp nhằm xác định bệnh nghề nghiệp. Đó là những luật bảo vệ người lao động mà cũng nói lên sự chặt chẽ của pháp luật, thể hiện sự phụ thuộc trong việc công nhận bệnh nghề nghiệp vào ý chí đối với người làm luật. Để tránh tình trạng gây thiệt thòi cho người lao động trong trường hợp thực sự bị bệnh nghề nghiệp mà không được pháp luật duy định do vậy không được hưởng chế độ bình đẳng như các trường hợp khác.

>>> Tham khảo thêm: Bạn có biết: 40 tuổi nên học nghề gì để phát triển tốt nhất?

2. Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp cần được quan tâm

Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sau khi lấy ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ban hành Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp gồm danh sách dưới đây.

Bệnh nghề nghiệp luôn được người lao động quan tâm
Bệnh nghề nghiệp luôn được người lao động quan tâm

Có các nhóm bệnh nghề nghiệp sau:

Nhóm I : Các bệnh bụi phổi và phế quản

– Bệnh bụi phổi-Silic nghề nghiệp

–  Bệnh bụi phổi bông

–  Bệnh bụi phổi Atbet (Amiăng)

–  Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp

Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp

–  Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì

–  Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất của thuỷ ngân

–  Bệnh nhiễm độc benzen và các hợp chất đồng đẳng của benzen

–  Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất của mangan

–  Bệnh nhiễm độc TNT (trinitro toluen)

–  Nhiễm độc chất Nicotin nghề nghiệp

–  Bệnh nhiễm độc asen và các chất asen nghề nghiệp

–  Bệnh nhiễm độc hoá chất trừ sâu nghề nghiệp

Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lí

–  Bệnh điếc do tiếng ồn

–  Bệnh rung chuyển nghề nghiệp

–  Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ

–  Bệnh giảm áp mạn tính nghề nghiệp

>>> Bạn có biết: Tìm hiểu những khó khăn khi khởi nghiệp của sinh viên

Nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp

–  Bệnh sạm da nghề nghiệp

–  Bệnh viêm da, loét da, loét vách ngăn mũi, chàm tiếp xúc

Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp

–  Bệnh viêm gan virut nghề nghiệp

–  Bệnh lao nghề nghiệp

–  Bệnh do xoắn khuẩn Leptospira nghề nghiệp.

Ngoài một số bệnh nghề nghiệp trên, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 27/2006/QĐ-BYT ngày 21/9/2006 bổ sung thêm 04 bệnh nghề nghiệp vào danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm, gồm:

–  Bệnh hen phế quản nghề nghiệp

–  Bệnh nốt dầu nghề nghiệp

–  Nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp

–  Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp.​

Việc khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp được thực hiện thế nào?

Tại khoản 2, Điều 7, Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lao động phải có nghĩa vụ tổ chức khám và phát hiện bệnh cho người lao động. Việc tổ chức khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động thực hiện theo quy định tại Điều 7, Thông tư 28/2016/TT-BYT như sau:

“1. Thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật an toàn vệ sinh lao động.

  1. Đối với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người lao động thì thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp theo đề nghị của tổ chức hoặc cá nhân yêu cầu”.

Theo đó, mỗi năm thì người lao động đều phải được tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp định kỳ nếu như có tiếp xúc với những yếu tố có hại hay làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại và nặng nhọc. Chẳng hạn như:

– Người lao động làm các công việc, nghề nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại, hay đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động chưa thành viên, người cao tuổi hay là người khuyết tật: Được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp ít nhất 06 tháng/lần.

– Người lao động khác: Được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp ít nhất 01 năm/lần.

– Với những ai nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hay do yêu cầu đối với người sử dụng lao động hay người lao động: Được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp theo số lần yêu cầu.

Bệnh nghề nghiệp là bệnh có tác hại và để lại hậu quả rất lớn, lâu dài với người lao động, thậm chí cả con cái, tác động đến tinh thần, thể chất, kinh tế với đời sống bệnh nhân. Không chỉ vậy, còn ảnh hưởng đến người sử dụng lao động và xã hội, bởi vậy cần được phát hiện kịp thời, phòng tránh, phát hiện và chữa trị hiệu quả.

Rate this post

Post Author: Hang Nguyễn