Ngày giỗ tổ nghề sân khấu là ngày bao nhiêu? Nguồn gốc ngày giỗ tổ nghề

Lễ giỗ tổ nghề sân khấu là cơ hội để tất các các nghệ sĩ gặp gỡ nhau, nghệ sĩ chưa nổi tiếng gặp những diễn viên, ngôi sao, đàn anh đàn chị, cô chú trong nghề thăm hỏi, chia sẻ kinh nghiệm. Vậy giỗ tổ nghề sân khấu ngày nào, bài viết dưới đây chúng ta cùng đi tìm câu trả lời!

Nội dung tóm tắt

Giỗ tổ nghề sân khấu là ngày bao nhiêu?

Năm 2011, Thủ tướng đã ký và ban hành Quyết định số 13/QĐ-TTg lấy ngày 12/8 âm lịch làm ngày Sân khấu Việt Nam. Đây là hoạt động kỷ niệm nhằm động viên đội ngũ văn nghệ sĩ trong lĩnh vực sân khấu phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của nền sân khấu Việt Nam, phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm sân khấu và hoạt động sân khấu có ý nghĩa để phục vụ công chúng, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần tạo nên đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, cổ vũ toàn dân, đoàn kết, phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bên cạnh đó, thu hút sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng và phát triển nền sân khấu Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Năm 2023, Giỗ tổ nghề sân khấu là ngày Thứ Ba 26/9/2023, tức 12/8 âm lịch.

Giỗ tổ nghề sân khấu là ngày bao nhiêu?
Giỗ tổ nghề sân khấu là ngày bao nhiêu?

Xem thêm: Account là nghề gì?

Lễ giỗ Tổ thường được tổ chức tại các nhà hát, sân khấu, đền thờ… Các hoạt động trong ngày giỗ Tổ thường chia làm hai phần: Phần dâng hương, làm lễ và phần hội. Trong phần dâng hương, vai trò chủ tế thường được giao cho những nghệ sĩ gạo cội, có nhiều đóng góp cho sân khấu. Trong phần hội, các nghệ sĩ sẽ biểu diễn chung vui với nhau hoặc tri ân khán giả. Lễ to hay lễ nhỏ không phải là yếu tố duy nhất thể hiện sự thành kính. Quan trọng nhất vẫn là cái tâm của người nghệ sĩ. Họ luôn hướng về nghề với sự trân trọng, với khát vọng được cống hiến thì chắc chắn sẽ gặt hái được những trái ngọt.

Nguồn gốc ngày Giỗ tổ sân khấu

Mặc dù hoạt động giỗ Tổ, tri ân được các nghệ sĩ trong Nam và ngoài Bắc tổ chức long trọng với tất cả sự thành kính nhưng khi được hỏi vậy Tổ nghề là ai thì hầu hết đều mơ hồ và không đưa ra được câu trả lời rõ ràng. Theo nhà biên kịch Chu Thơm, có rất nhiều giai thoại về ngày giỗ Tổ của ngành sân khấu Việt Nam. Một trong những giai thoại phổ biến nhất là có vị vua hiếm muộn về đường con cái, lúc có tuổi thì sinh hạ được hai vị hoàng tử khôi ngô, tuấn tú sau thời gian dài cầu xin trời Phật.

Nguồn gốc ngày Giỗ tổ sân khấu
Nguồn gốc ngày Giỗ tổ sân khấu

Xem thêm: 5 loại trái cây cúng to nghề may

Hai hoàng tử rất mê ca hát, không quan tâm tới việc triều chính. Họ qua đời vào ngày 12/8 âm lịch, trong một lần trốn cha đi coi hát. Linh hồn của họ ở lại sân khấu, độ trì cho người theo nghiệp cầm ca. Ngày họ qua đời được giới nghệ sĩ lấy làm ngày giỗ Tổ nghề. Nhà biên kịch Chu Thơm cho rằng, các giai thoại về ngày giỗ Tổ sân khấu rất khác nhau và chỉ mang tính ước lệ và rất khó để xác định cụ thể nguồn gốc của ngày giỗ này.

Trong nghề sân khấu vẫn thường nhắc đến 3 vị tổ nghề sân khấu hay còn gọi là tam vị thánh tổ. Theo truyền dạy của những người trong nghề sân khấu thì tam vị thánh tổ của nghệ thuật sân khấu gồm có:

– Tiên Sư: khai sáng ra nghề sân khấu

– Tổ Sư: Nối tiếp và lưu truyền nghề

– Thánh Sư: soạn tuồng

Còn nếu tìm hiểu tổ nghiệp là ai có thể nói có rất nhiều người được xem là tổ nghề sân khấu bởi lĩnh vực sân khấu có rất nhiều ngành nghề nhỏ từ cải lương, chèo, tuồng… Ví dụ: Bà tổ nghề sân khấu hát chèo Việt Nam: Phạm Thị Trân và cũng là bà tổ đầu tiên của ngành sân khấu:

– Các vị tổ nghề sân khấu tuồng: Liêu Thủ Tâm, Đào Tấn

– Ông tổ nghề sân khấu cải lương: Tống Hữu Định, Năm Tú (Châu Văn Tú)

– Ông tổ nghề sân khấu kịch nói: Vũ Đình Long

– Ông tổ nghề sân khấu sân khấu hát xẩm: Trần Quốc Đĩnh

– Ông tổ nghề sân khấu ca trù: Đinh Dự Tổ nghề nhiếp ảnh: Nguyễn Lan Hương

– Bà tổ nghề trò Xuân Phả: Dương Thị Nguyệt

Vì vậy tên gọi Tổ nghiệp sân khấu như một cách gọi chung tất cả những ai có công sáng lập và lưu truyền ngành nghệ thuật sân khấu.

Đây không chỉ là dịp để giới nghệ sĩ bày tỏ lòng tri ân đến các bậc tiền nhân có công xây dựng, phát triển ngành sân khấu mà còn là dịp để các nghệ sĩ gắn kết với nhau hơn và ý thức hơn về trách nhiệm với nghề. Hy vọng bài viết trên giúp các bạn hiểu hơn ý nghĩa của ngày này. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

5/5 - (1 bình chọn)

Post Author: Ngân Nguyễn