Cho thuê đặc khu kinh tế 99 năm: cần bình tĩnh xem xét

Hẳn dư luận vẫn chưa hết “nóng” sau khi Quốc hội nước ta thông báo tin tức về Dự thảo Luật đặc khu kinh tế với ý định cho Trung Quốc thuê các đặc khu kinh tế của nước ta trong vòng 99 năm. Tuy bản dự thảo đã được lùi ngày thông qua để xem xét thêm và điều chỉnh thời gian cho thuê thì nhiều người vẫn chưa nắm được thực chất của bản dự thảo này.

  • Đặc khu kinh tế là gì?

Đặc khu kinh tế, hay còn gọi là khu thương mại tự do, là một khu kinh tế tự do được thành lập nhằm thu hút sự đầu tư cả trong và ngoài nước bằng các chính sách khuyến khích đặc biệt. Sẽ được miễn giảm thuế, có cơ sở hạ tầng được đầu tư hiện đại, tiện nghi, giảm thiểu các quy chế… Các khu vực được chọn để xây dựng đặc khu kinh tế là những nơi có vị trí địa lý thuận lợi (gần cảng biển, sân bay…) để có thể dễ dàng tiếp cận đến các thị trường khác nhau. Đây cũng là biện pháp kích thích các địa phương kém phát triển.

Nhiều nước trên thế giới đã xây dựng nhiều đặc khu kinh tế. Nước ta cũng có 6 đặc khu đã xây dựng. Trong đó, 3 đặc khu dự kiến là Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) nằm trong dự án cho thuê đặc khu kinh tế của Dự thảo Luật đặc khu.

Kết quả hình ảnh cho Đặc khu kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh)

Đặc khu kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh)

  • Đặc khu có lợi và hại gì?

Đặc khu kinh tế được xây dựng chủ yếu nhằm mục đích thu hút đầu tư nước ngoài, mang lại nguồn lợi phát triển kinh tế cho chính khu vực có đặc khu cũng như đất nước. Như 3 đặc khu đã nói ở trên, chính phủ dự định sẽ chủ yếu kinh doanh loại hình dịch vụ, du lịch và giải trí, có cả casino. Đây đều là những lĩnh vực có tỉ suất lợi nhuận cao, có sức hấp dẫn lớn với các nhà đầu tư. Chúng ta sẽ chỉ phải bỏ tiền đầu tư cơ sở hạ tầng, còn không phải tốn công mời gọi các nhà kinh doanh vì họ sẽ tự tìm đến.

Thế nhưng, cũng phải cẩn trọng trong chính sách ưu đãi miễn giảm thuế cũng như các quy định không được quá lỏng lẻo, sẽ gây “phản tác dụng”. Thực tế cả ở nước ta và trên thế giới cho thấy, rất ít đặc khu kinh tế hoạt động thành công. Các công ty sẽ lợi dụng chính sách thuế để lập trụ sở “ma” ở đây nhằm tránh mức thuế cao. Nguồn vốn của nước ta rất hạn hẹp, nhưng tổng mức chi ra cho 3 đặc khu lên đến hơn 1,5 triệu tỉ đồng. Nếu đầu tư mà không thành công như dự kiến thì đây sẽ là một gánh nặng với ngân sách quốc gia.

Hơn nữa, định hướng các khu này là phát triển dịch vụ công nghệ cao. Đòi hỏi phải có tầm nhìn chiến lược lâu dài, có kế hoạch đầy đủ, chi tiết, tránh gây ảnh hưởng đến môi trường. Mà cả 3 đặc khu đều chưa có một bản phác thảo nào cụ thể. Tất cả đều mơ hồ. Cho thấy khả năng thất bại tương đối cao.

Chưa hết, nước ta có một vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, ở cửa ngõ của biển Đông, là một tuyến giao thông hàng hải quan trọng trong khu vực cũng như quốc tế. Đặc biệt là đặc khu Vân Đồn. Vì vậy cần tính toán thật kỹ lưỡng đến vấn đề địa chính trị và chủ quyền quốc gia. Không thể nóng vội.

Kết quả hình ảnh cho Nước ta có vị trí địa chính trị rất quan trọng trên bản đồ thế giới

Nước ta có vị trí địa chính trị rất quan trọng trên bản đồ thế giới

  • Cần hiểu đúng Dự thảo Luật đặc khu quy định

Tất nhiên, nếu cho thuê đặc khu, thì Trung Quốc – “người anh em” kế cận chúng ta sẽ là người chiếm lợi thế nhiều nhất. Thế nhưng trong dự thảo không hề quy định chỉ cho Trung Quốc thuê, mà cơ hội mở ra cho tất cả các nhà đầu tư từ mọi nước. Dù Trung Quốc có lợi thế cũng không thể độc chiếm được. Nhiều người “bẻ lái” vấn đề đi và gây náo loạn dư luận, như vậy là không chính xác. Hơn nữa, chúng ta chỉ cho thuê chứ không bán, và vẫn có những điều luật nhất định áp dụng lên các đặc khu. Nên không ai có thể tự ý hành động mà không có sự giám sát của nhà nước

Điều quan trọng bây giờ là nhà nước cần lắng nghe ý kiến của dân, cũng như xem xét lại vấn đề một cách kỹ lưỡng, tránh làm nhanh làm ẩu. Chậm nhưng chắc. Cũng mong người dân thể hiện quan điểm một cách hợp lí, đúng đắn, giữ gìn trật tự và an ninh đất nước.

Rate this post

Post Author: Công Hoan