Giải đáp thắc mắc: Khối A có ngành Y không?

Theo chia sẻ của Bộ phận Tư vấn tuyển sinh: Khối A có ngành Y không là vấn đề nhiều bạn thí sinh thắc mắc. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu vấn đề này, hãy tham khảo thông tin qua bài viết dưới đây.

Nội dung tóm tắt

1. Giải đáp: Khối A có ngành Y không?

Là khối xét tuyển có ngành nghề đa dạng, đem đến nhiều sự chọn lựa cho các bạn thí sinh, khối A được nhiều thí sinh quan tâm và chọn lựa. Khi tìm hiểu về ngành xét tuyển của khối học này, khối A có ngành Y không là vấn đề nhiều thí sinh thắc mắc. Vậy thông tin cụ thể như thế nào?

Giải đáp thắc mắc: Khối A có ngành Y không?
Khối A có ngành Y không là vấn đề nhiều thí sinh thắc mắc

Giải đáp về vấn đè này, những nhân viên tư vấn tuyển sinh cho biết: Trước đây, khi chưa có sự thay đổi phương án tuyển sinh, ngành Y xét tuyển đầu vào theo khối B với tổ hợp xét tuyển Toán- Lý- Hóa. Tuy nhiên, từ năm 2018, Bộ Giáo dục áo dụng phương án tuyển sinh mới. Theo đó, bên cạnh những khối xét tuyển truyền thống còn có những khối xét tuyển mở rộng, đem đến cơ hội chọn lựa tổ hợp xét tuyển đa dạng cho thí sinh.

Thực tế, phương thức tuyển sinh đầu vào ngành Y Dược quy định theo phương án tuyển sinh của trường đào tạo. Theo đó, ở hệ Đại học, ngành Y được xét tuyển dựa trên kết quả tổ hợp môn khối A ( Toán- Lý- Hóa) hay khối B( Toán- Hóa- Sinh). Bên cạnh đó, cũng có trường sử dụng kết quả khối xét tuyển mở rộng như khối A1, A2 hay B1…

2. Mở rộng cơ hội cho những thí sinh có nguyện vọng học ngành Y

Không chỉ có khố xét tuyển đa dạng, ngành Y còn có nhiều điều kiện thuận lợi cho thí sinh đăng ký xét tuyển. Với hệ đào tạo Cao đẳng, bên cạnh những khối xét tuyển nêu trên, còn có trường xét tuyển đầu vào ngành Y bằng phương thức xét học bạ, đem đến cơ hội đa dạng cho thí sinh.

Với hình thức xét học bạ THPT, cũng có cơ sở đào tạo chỉ xét kết quả 3 năm học THPT, cũng có trường chỉ xét điểm năm lớp 12 hay xét tại một số học kỳ nhất định. Sự mở rộng cách thức xét tuyển này đem đến nhiều lợi thế cho thí sinh có nguyện vọng tham gia khối ngành Y Dược.

Đặc biệt, có một số trường Cao đẳng tạo điều kiện “mở” cho thí sinh bằng việc áp dụng phương thức tuyển sinh đầu vào đơn giản. Theo đó, thí sinh chỉ cần đỗ tốt nghiệp THPT là đã có thể tham gia các ngành đào tạo của trường. Cụ thể, tại Cao đẳng Y Dược Nha Trang, thí sinh muốn theo học chỉ cần đáp ứng những điều kiện sau:

  • Thí sinh đã tốt nghiệp THPT
  • Thí sinh có sức khỏe tốt để đảm bảo quá trình học không bị gián đoạn
  • Thí sinh có tư chất đạo đức tốt, không vi phạm pháp luật hay trong thời gian thi hành án

>>> Xem ngay: Phương thức tuyển sinh gợi mở Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa

3. Ngành Y khối A và một số thông tin cần nắm

Theo phân tích trên, có thể thấy, bên cạnh khối B00 thì một số cơ sở đào tạo Y Dược cũng xét tuyển đầu vào bằng tổ hợp môn khối A ( Toán- Lý- Hóa). Đây là cơ hội để thí sinh theo đuổi đam mê với ngành Y. Ngành Y cũng là một trong những ngành đào tạo được đánh giá cao hiện nay.

Chất lượng cuộc sống ngày càng cao, ngành Y tế ngày càng phát triển, cuộc sống thay đổi ngàng càng hiện đại, kéo theo đó là nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và tiêu thụ các loại dược phẩm cũng ngày càng cao. Thêm vào đó, môi trường sống bị ô nhiễm, hằng ngày con người phải tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại từ các thực phẩm, hàng tiêu dùng,…là những nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng nhu cầu phòng và khám chữa bệnh của người dân.

Giải đáp thắc mắc: Khối A có ngành Y không?
Ngành Y cũng là ngành học được đánh giá cao về cơ hội việc làm

Dự đoán đến năm 2020 Việt Nam sẽ thiếu lượng lớn nhân lực trong ngành Chăm sóc Sức khỏe. Theo số liệu từ Bộ Y tế thì tính tới năm 2020, dù lượng sinh viên tốt nghiệp từ các trường đào tạo về Bác sĩ, Điều dưỡng đã cao gấp 2 lần hiện nay nhưng vẫn chưa thể đáp ứng đủ hết nhu cầu về nhân lực ngành y tế.

Theo kế hoạch phát triển nhân lực của Bộ Y tế trong hệ thống khám – chữa bệnh giai đoạn từ 2015- 2020, thì cần phải bổ sung 10.887 Bác sĩ và 83.851 điều dưỡng. Đạt 30% tổng số điều dưỡng có trình độ Cao đẳng và Đại học. Điều này mở ra cơ hội việc làm rất lớn cho những người có dự định theo học và làm việc trong ngành Y.

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên ngành Y có thể đảm nhận các vị trí như:

  • Bác sĩ đa khoa: Làm việc tại những Bệnh viện đa khoa, hay Trạm y tế tổng hợp. Đây là những người có kiến thức rộng và chuyên sâu, đóng vai trò bác sĩ khám chung cho cơ thể bệnh nhân.
  • Bác sĩ chuyên khoa :Đây là những người có chuyên môn sâu về một bộ phận nào đó trong cơ thể người như tai- mũi- họng, chấn thương chỉnh hỉnh, da liễu, tim mạch, tiêu hóa, nội tiết…
  • Bác sĩ ngoại khoa :Tham gia phẫu thuật trên cơ thể bệnh nhân như cắt bỏ các ổ bệnh, chỉnh sửa, nối ghép các bộ phận bị tổn thương..
  • Bác sĩ sản phụ: khám phụ khoa định kỳ và không định kỳ cho sản phụ, tiến hành các nghiệp vụ kỹ thuật như siêu âm, xét nghiệm… và rất nhiều các công việc chuyên môn khác.

Với những chia sẻ trên, bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn tìm hiểu ngành Y khối A cũng như một số vấn đè cần nắm về ngành Y.

Rate this post

Post Author: Công Hoan