Cách Ghép Các Bộ Trong Tiếng Trung Dễ Nhớ Nhất

Bộ thủ là một thành phần cơ bản trong chữ Hán, nó không có một vị trí cố định mà sẽ thay đổi theo từng chữ Hán để biểu thị nghĩa của từ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách ghép các bộ trong tiếng Trung dễ nhớ nhất qua bài viết bên dưới nhé!

Chữ Hán được cẩu thành từ 6 phép chữ hay còn gọi là lục thư: tượng hình, hình thanh, chỉ sự, chuyển chú, hội ý và giả tá. Bạn băn khoăn các chữ Hán được tạo ra từ đâu? Cách ghép các bộ trong tiếng Trung như thế nào? Hôm nay, khoa cao đẳng tiếng trung TPHCM trường Cao Đẳng Quốc Tế TPHCM sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này nhé!

Nội dung tóm tắt

Cách ghép các bộ trong tiếng Trung

Trong tiếng Trung có 214 bộ thủ được công nhận là những bộ thủ thông dụng nhất. Mỗi chữ hán có thể được cấu tạo từ một hay nhiều bộ thủ khác nhau để thể hiện trọn vẹn ý nghĩa của từ.

Chữ hình thanh

cach-ghep-cac-bo-trong-tieng-trung
Chữ hình thanh trong tiếng Trung

Hình thanh là chữ được cấu thành bởi hai bộ phận: bộ phận biểu âm và bộ phận biểu nghĩa. Vị trí hai bộ phận này không cố định, có thể phân thành 6 loại chính:

Nghĩa bên trái, âm bên phải

Ví dụ:

  • Chữ 站 (zhàn) : đứng. Chữ 站 được tạo nên từ bộ lập (立) ở bên trái mang nghĩa là đứng và chữ 占 (zhān) ở bên phải tạo nên âm “zhan” cho chữ 站.
  • Chữ 证 (zhèng): chứng minh. Chữ 证 được tạo nên từ bộ ngôn (言) ở bên trái và chữ (zhèng) ở bên phải tạo nên âm “zheng” cho chữ 证.
  • Chữ 抖 (dǒu) : run rẩy, run. Chữ 抖 được tạo nên từ bộ thủ (手) ở bên trái và chữ 斗 (dǒu) ở bên phải tạo nên âm “dou” cho chữ 抖.

Nghĩa bên phải, âm bên trái

Ví dụ:

  • Chữ 飘 (piāo): lung lay, lay động. Chữ 飘 được tạo nên từ bộ phong (风) ở bên phải và chữ 票 (piào) ở bên trái tạo nên âm “piao” cho chữ 票.
  • Chữ 郊 (jiāo): ngoại ô. Chữ 郊 được tạo bởi bộ ấp (邑) ở bên phải và chữ 交 (jiāo) ở bên trái tạo nên âm “jiao” cho chữ 郊.

Dưới hình trên thanh

Ví dụ:

  • Chữ 想 (xiǎng ): nghĩ, suy nghĩ. Chữ 想 được tạo nên từ bộ tâm (心) ở bên dưới mang nghĩa về tâm trí và chữ 相 (xiàng) ở bên trên tạo nên âm “xiang” cho chữ 想.
  • Chữ 剪 (jiǎn): cái kéo. Chữ 剪 được tạo bởi bộ đao (刀) ở bên dưới mang nghĩa sắc nhọn và chữ 前 (qián) ở bên trên tạo nên âm “qian” cho chữ 剪.

Trên hình dưới thanh

Ví dụ:

  • Chữ 竿 (gān): gậy tre, sào tre. Chữ 竿 được tạo nên từ bộ trúc (⺮) ở bên trên và chữ 干 “gān” bên dưới để tạo nên âm “gan” cho chữ 竿.
  • Chữ 草 (cǎo) : cỏ. Chữ 草 được tạo bởi  bộ trúc (⺮) ở bên trên và chữ 早 (zǎo) ở bên dưới để tạo nên âm “ao” cho chữ 草 .
  • Chữ 爸 (bà): bố. Chữ 爸 được tạo bởi bộ phụ (父) ở bên trên mang nghĩa là cha, và chữ 巴(bā) ở bên dưới để tạo nên âm “ba” cho chữ 爸.

Trong hình ngoài thanh

Ví dụ:

  • Chữ 闷(mēn): oi bức, khó chịu. Chữ 闷 được tạo nên chữ 门 (mén) ở bên ngoài và bộ tâm 心 ở bên trong .
  • Chữ 问 (wèn): hỏi. Chữ 问 được tạo nên từ chữ chữ 门 (mén) ở bên ngoài và bộ khẩu (口) ở bên trong.

Ngoài hình trong thanh

Ví dụ:

  • Chữ 围 (wéi): vây, bao vây. Chữ 围 được tạo nên từ bộ vi (囗) bên ngoài và chữ 韦 “wéi” bên trong tạo nên âm “wei” cho chữ  围.
  • Chữ 圆 (yuán): tròn. Chữ 圆 được tạo nên từ bộ (囗) bên ngoài và chữ 员 (yuán) ở bên trong tạo nên âm “yuan” cho chữ 圆.
  • Chữ 病 (bìng): bệnh, ốm. Chữ 病 được tạo nên từ bộ nạch (疒) ở bên ngoài và chữ 丙 (bǐng) bên trong tạo nên âm “bing” cho chữ 病.

Chữ hội ý

Chữ hội ý là chữ được tạo thành bởi sự kết hợp ý nghĩa của hai hay nhiều bộ thủ.

Ví dụ:

  • Chữ 明 (míng): sáng gồm chữ nhật 日 (ngày) và chữ nguyệt月 (trăng), ý chỉ những điều tươi sáng, rõ ràng.
  • Chữ 众 (zhòng): chúng, được tạo nên bởi sự kết hợp của ba chữ nhân (人), chỉ một đám đông nhiều người.
  • Chữ 休 (xiū): ngừng, nghỉ. Gồm có bộ nhân (人) kết hợp với bộ mộc (木) mang nghĩa là một người ngồi dưới gốc cây nghĩa là đang nghỉ ngơi.

Chữ chỉ sự

cach-ghep-cac-bo-trong-tieng-trung
Chữ chỉ sự

Ví dụ:

  • Chữ “本” (bổn): gốc, thân, cội gồm có nét ngang nhỏ ở phía dưới chữ mộc để chỉ rõ đó là phần gốc cây.
  • Chữ “末” (mạt): thân, cành nằm bên dưới và có mốc ở trên đỉnh để chỉ rõ đầu mút chính là ngọn.

Chữ tượng hình

Đây là nhóm chữ có cấu tạo đơn độc thường sử dụng các đường hoặc nét của văn bản để phác thảo cụ thể các đặc điểm ngoại hình của đối tượng được thể hiện. Chữ tượng hình mang tính tượng trưng cao.

Ví dụ:

  • Chữ 木 (mộc): có hình giống như một cái cây có đủ gốc, thân, cành.
  • Chữ 火 (hỏa): có hình dạng như một ngọn lửa đang cháy.
  • Chữ 伞 (tán / tản): có hình dạng tương tự như một chiếc ô, dù.

Chữ chuyển chú

Là cách dùng chữ có sẵn, thay đổi một chút để thành một chữ mới, tùy vào vị trí chữ mà cách phát âm khác.

Ví dụ:

  • Chữ “大” và “太” vốn dĩ ban đầu là chữ 大 chuyển chú thêm nét phẩy nhỏ thành chữ 太.
  • Chữ “考” và “老” ý nghĩa ban đầu đều mang nghĩa là già, người cao tuổi.

Chữ giả tá

Là dạng chữ mượn có sẵn rồi phát âm chệch đi hoặc giữ nguyên âm đọc.

Ví dụ:

  • Chữ 大 vốn dĩ mang nghĩa là to, lớn nhưng bị mượn giả tá thành 大卡 ( ca-lo), 大地 (mặt đất, đất đai), 大巴 (xe buýt, xe đò),….
  • Chữ 口 vốn dĩ mang nghĩa là miệng, mồm nhưng bị mượn và giả tá thành 口岸 (bến cảng), 口水 (nước bọt), 口红 ( son môi ),…

Bên trên đây là chia sẻ cách ghép các bộ trong tiếng Trung đơn giản hay dùng nhất. Hy vọng sẽ hữu ích bổ sung thêm kiến thức bổ ích cho các bạn giúp bạn ghi nhớ từ vựng nhanh và lâu hơn. Chúc các bạn học tốt tiếng Trung!

Rate this post

Post Author: hanhthuy