Một trong những khó khăn của các startup chính là nằm ở việc huy động vốn để duy trì hoạt động. Nhất là với những startup trẻ, còn thiếu kinh nghiệm. Trong chuyên mục bài viết hôm nay sẽ cùng tìm hiểu về cách startup gọi vốn dễ dàng hơn nhé.
Nội dung tóm tắt
1. 3 cách startup gọi vốn thông minh hiện nay
Với từng giai đoạn phát triển của startup sẽ có những hình thức gọi vốn riêng, chúng có ưu điểm và khuyết điểm khác nhau. Nếu như lựa chọn được hình thức gọi vốn phù hợp thì sẽ giúp bạn tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn, thúc đẩy trong quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp hiệu quả.
1.1. Gọi vốn cộng đồng – Crowdfunding
Gọi vốn cộng đồng là khái niệm khá quen thuộc với các bạn startup trên thế giới, nhưng lại còn mở mẻ ở Việt Nam. Với những startup nhỏ, mới bắt đầu gây dựng hay lĩnh vực về sản phẩm thì thường sẽ chọn hướng này với ưu điểm là tiếp cận được số đông “nhà đầu tư” những vẫn không bị mất phần trăm quyền sở hữu công ty. Cách gọi vốn đầu tư khởi nghiệp này sẽ giúp họ thử nghiệm ý tưởng của mình hay thử nghiệm sản phẩm trên thị trường.
1.2. Nhà đầu tư “thiên thần”/Mạnh thường quân – Angel Investor
Đa số nhà đầu tư này được biết đến là nhà khởi nghiệp hoặc nhà lãnh đạo của các công ty, đầu tư theo nhóm hoặc cá nhân. Bạn có thể kêu gọi vốn đầu tư startup khá thích hợp với những ý tưởng khởi nghiệp hay như mô hình kinh doanh đã được hoàn thiện đồng thời phải có hướng đi rõ ràng hơn. Rất nhiều doanh nghiệp, nhà khởi nghiệp thích hình thức này bởi nó sẽ mang đến mối quan hệ trong kinh doanh mà rất có ích trong tương lai.
1.3. Quỹ đầu tư mạo hiểm – Venture Capital
Quỹ đầu tư mạo hiểm thường được các nhà khởi nghiệp hay những doanh nghiệp đã phát triển được một thời gian, có tên tuổi, chỗ đứng và tạo được uy tín trên thị trường. Ưu điểm của cách gọi vốn cho startup này đó là huy động được nguồn vốn lớn, khả năng giúp đỡ doanh nghiệp trong giai đoạn phát triển chẳng hạn như giúp họ mở rộng quy mô, cơ sở sản xuất, tạo sản phẩm mới hay thâm nhập sâu vào thị trường…
Tại Việt Nam phổ biến các quỹ đầu tư mạo hiểm hiện nay bao gồm Mekong Capital, IDG Ventures và Vina Capital. Gần đây, FPT mới ra mắt quỹ đầu tư mạo hiểm của riêng mình.
Bên cạnh đó, nhà khởi nghiệp cũng có thể gọi vốn qua bạn bè, gia đình…
Việc huy động vốn gây tốn nhiều thời gian, stress và có thể khiến bạn bị nản lỏng tuy nhiên không vì thế mà từ bỏ giấc mơ của mình. Tuy nhiên, nhà khởi nghiệp cần phải cân nhắc thời gian bắt đầu gọi vốn với cách thức gọi vốn phù hợp với mô hình kinh doanh của mình.
Tuy nhiên, nếu như bạn chọn hình thức gọi vốn của nhà đầu tư hay quỹ đầu tư thì cần phải nghiên cứu thông tin về họ bao gồm thỏa thuận bằng văn bản xác định quyền hạn của các bên.
2. Các giai đoạn gọi vòng vốn hiện nay
Các vốn huy động có khoảng cách từ 6 – 12 tháng. Theo từng vòng thì quá trình huy động vốn bao gồm các bước: thu thập dữ liệu công ty, nghiên cứu về nhà đầu tư, luyện tập cho việc trình bày và gặp gỡ nhà đầu tư để gọi vốn. Tiếp theo bạn có thể xây dựng mối quan hệ, trình các bản kế hoạch với đề nghị cụ thể, thông qua vòng thẩm định và chuẩn bị thủ tục, giấy tờ, vốn để kết thúc vòng gọi vốn.
Dưới đây là các vòng gọi vốn của startup:
2.1. Vòng tiền hạt giống
Với một startup thì đây được xem là giai đoạn huy động vốn đầu tiên, nhà đầu tư đóng góp quỹ ở giai đoạn này chủ yếu thử nghiệm thị trường hoặc khám phá đến một lĩnh vực mới. Vòng gọi vốn đầu tư khởi nghiệp bắt đầu từ người thân, bạn bè hoặc nhà đầu tư thiên thần.
Với vòng này thường được các công ty chưa có nhiều tài chính hay ít dữ liệu áp dụng nhằm để bán ý tưởng cũng như đầu từ vào cá nhân của các nhà sáng lập.
2.2. Vòng hạt giống
Vòng này, các nhà startup thường huy động nhiều nguồn vốn nhằm giúp phát triển ý tưởng kinh doanh. Người đứng ra vòng gọi vốn này được gọi là nhà đầu tư thiên thần, các vườn ươm, quỹ cố định hay chương trình tăng tốc khởi nghiệp. Ở vòng này, số tiền huy động dao động 10.000-100.000 USD được dùng để nghiên cứu, thử nghiệm sự phù hợp của sản phẩm với thị trường, tuyển dụng các vị trí chủ chốt với việc phát triển sản phẩm.
Họ đối mặt với rủi ro và thậm chí nhiều khoản đầu tư không thành công. Dù vậy thì các nhà đầu tư mạo hiểm nếu được quản lý tốt hay bản danh mục các dự án từng đầu tư thì vẫn có thể tạo ra lợi ích.
2.3. Vòng series A
Tại vòng startup gọi vốn này thì nhà đầu tư cần chú ý đến dữ liệu thực tế để xem xét về số tiền đầu tư trước đó. Họ có thể chưa quan tâm đến doanh thu tuy nhiên lại chú ý đến số liệu nào được cải thiện, đưa ra hướng xử lý về mặt tiềm năng của dự án để quyết định đó có phải là cỗ máy kiếm tiền có giá trị hay không.
Người ta thường dùng vốn ở vòng series A để tối ưu hóa công việc thực hiện qua đó giúp phát triển mô hình để có thể mở rộng sau này. Theo đó thì các nhà đầu tư cũng có thể tiếp tục tham gia dù startup bắt đầu yêu cầu sự hợp tác các nhà đầu tư – người đưa liên doanh lên một tầm cao mới.
2.4. Vòng series B
Tại vòng Serie A này sẽ giúp cho các startup tìm kiếm sự tham gia các quỹ đầu tư mạo hiểm, dùng số tiền này để xây dựng công ty dựa vào sự thành công hiện có. Cùng với không gian địa lý, mở rộng đội ngũ nhằm khám phá các thị trường mới để mở rộng quy mô.
Tại vòng này có thể huy động số tiền lên đến hàng chục triệu USD, nhà đầu tư phải chọn kỹ lưỡng để tạo bước nhảy vọt cho startup. Nhà đầu từ có thể quyết định mua lại bắt đầu được đặt trong tầm ngắm tiềm năng với các nhà đầu tư.
Bài viết trên đây nhằm giúp tìm hiểu về startup gọi vốn như thế nào và đạt hiệu quả ra sao. Đừng quên theo dõi bài tiếp theo để cập nhật kiến thức hữu ích khác nhé. Chúc bạn thành công!